Bệnh đau mắt hột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng mắt và có khả năng để lại sẹo, mờ, thậm chí nặng có  thể gây mù mắt. Vậy bệnh đau mắt hột ở trẻ em có nguy hiểm không? Đau mắt hột ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về phát triển thị lực của trẻ. Cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột ở trẻ em thông qua bài viết dưới đây.

I. Tại sao trẻ em bị đau mắt hột? 

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Vi khuẩn này là tác nhân đặc trưng gây bệnh ở mắt và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, sinh dục có hột ở người. Chlamydia Trachomatis thuộc nhóm vi khuẩn gram âm có 2 axit nhân ADN và ARN, chịu tác động từ một số loại kháng sinh và Sulfamid. 

Trong đó, vi khuẩn đau mắt hột có 15 tuýp huyết thanh khác nhau, với tuýp A, B, Ba, C có thể truyền bệnh từ mắt sang mắt, gây ra bệnh đau mắt hột lưu địa – bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa. 

benh dau mat hot o tre em
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây các bệnh về mắt và đường sinh dục ở người

Chlamydia Trachomatis là một loại vi khuẩn gây bệnh khá nhạy cảm ở người. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ ghi nhận nào về loại virus này trên động vật. Vi khuẩn gây đau mắt hột có thể sống khá lâu trong nhiệt độ thấp (vào khoảng 1 tuần) nhưng lại chết nhanh khi được để lạnh sau đó tiếp xúc với môi trường nóng. Loại vi khuẩn này bất hoạt ở nhiệt độ 50 độ C trong vòng 15 phút. Chlamydia Trachomatis chỉ tồn tại được bên ngoài cơ thể người tối đa 24 tiếng. 

II. Triệu chứng bệnh đau mắt hột ở trẻ

Khi mắc bệnh đau mắt hột, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu ngứa, sưng, kích ứng ở mí mắt, đổ nhiều gỉ mắt có chứa chất nhầy hoặc dịch mủ, có cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng xanh. 

Đồng thời, các hột ở mắt cũng xuất hiện. Các hột này có hình tròn, màu trắng xám, có các mạch máu vây quanh hoặc bò lên trên mắt hột, thường nổi lên trên bề mặt kết mạc hoặc ở rìa giác mạc. Hột thường xuất hiện nhiều với các kích thước không đều nhau từ 0.5mm trở lên. 

Khi mắc bệnh đau mắt hột, người bệnh cũng có thể xuất hiện nhú gai, tức các khối hình đa giác, màu hồng với trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh. 

Cuối cùng, sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển trong một thời gian dài. Sẹo thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên với những dải xơ trắng hình sao, có nhánh dạng lưới. 

Xem thêm: Các mẫu tròng kính tại Mắt Kính Nam Quang

III. Các biến chứng khi bị bệnh đau mắt hột ở trẻ em 

benh dau mat hot o tre em
Bệnh đau mắt hột ở trẻ em cần được điều trị đúng cách để hạn chế các biến chứng nguy hiểm

Mặc dù là bệnh viêm nhiễm lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách là kịp thời, bệnh đau mắt hột ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây: 

  • Viêm kết mạc mạn tính: Do bị đỏ mắt, ngứa, cộm mắt khi bị đau mắt hột 
  • Lông quặm, lông xiêu: Nguyên nhân từ việc bờ mi bị sưng dẫn đến tình trạng lông mi bị biến dạng, quặp vào trong và cọ xát vào giác mạc, từ đó làm tổn thương, trầy xước, loét hoặc mờ đục giác mạc. 
  • Mù lòa: Trường hợp người bệnh vệ sinh kém, vệ sinh mắt không đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn nghiêm trọng, gây ra viêm mủ nhãn cầu. 
  • Viêm sụn mi: Bệnh đau mắt hột làm cho mi dày lên, xơ hóa và thành sụn mi. 
  • Loạn thị, loét giác mạc: Người bệnh có thể bị đau nhức mắt, sợ ánh sáng. Hậu quả của biến chứng này là giác mạc bị biến dạng dẫn đến loạn thị, đục giác mạc hoặc thậm chí mù lòa. 
  • Bội nhiễm: Bệnh đau mắt hột làm tổn thương các giác mạc, dễ bị nhiễm khuẩn, tấn công bởi các virus và nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc. 
  • U hạt ở rìa giác mạc: Những u hạt này có thể lan vào đồng từ mắt hay thậm chí là toàn bộ giác mạc người bệnh. 
  • Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: Bệnh đau mắt hột có thể gây ra mờ mắt, chảy nước mắt sống không kiểm soát. 
  • Khô mắt, khô giác mạc: Chính bởi vì các ông tuyến bị teo từ đó giảm tiết dịch, mắt trắng khô và dần dần mờ hẳn đi. 

IV. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau mắt hột ở trẻ em?

Để có thể phòng bệnh đau mắt hột một cách hiệu quả, cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong cộng đồng. Người bệnh tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt với người khác. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải được đảm bảo sạch sẽ. Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra chiến lược SAFE để phòng chống dịch bệnh đau mắt hột như sau: 

  • S (Surgery): Người bệnh nên được mổ quặm sớm, bởi lông quặm là nguyên nhân trực tiếp gây mù lòa. Đồng thời xử lý lông xiêu bằng nhổ lông xiêu. 
  • A (Antibiotics): Người bệnh nên điều trị đau mắt hột hoạt tính bằng các loại kháng sinh nhằm tiêu diệt ổ nhiễm khuẩn, cũng như hạn chế tình trạng lây lan một cách hiệu quả. 
  • F (Face Wasing): Cần rửa mặt đều đặn 3 lần mỗi ngày bằng nước sạch, đồng thời duy trì thói quen sử dụng khăn mặt riêng để loại bỏ hoàn toàn chất tiết kết mạc, từ đó hạn chế lây bệnh trong gia đình và cộng đồng. 
  • E (Environment Improvements): Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường và môi trường sống, cung cấp nước sạch, cải tạo nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, xây nhà vệ sinh, cầu tiêu hợp vệ sinh, đặt chuồng gia súc xa nơi ở. 

Đau mắt hột là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, đồng thời để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em. Chính vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường và liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa khi có triệu chứng bệnh. 

Vừa rồi là những thông tin về bệnh đau mắt hột ở trẻ em mà Mắt kính Nam Quang tổng hợp gửi đến quý độc giả, hy vọng có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về  kiến thức hữu ích về nhãn khoa bạn có thể theo dõi website matkinhnamquang.com. Bạn cũng có thể liên hệ với Hotline: 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 nếu có nhu cầu mua mắt kính chất lượng giá tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *