Việc bắt chuyện với người lạ không những giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn tạo dựng nhiều mối quan hệ khác nhau. Vậy làm sao để mở lời làm quen với người lạ? Cách bắt chuyện với người lạ như thế nào để tạo ấn tượng tốt với người đó? Hãy cùng MSDN VIET NAM tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. 19 cách bắt chuyện dễ dàng với người lạ thu hút, hiệu quả
1. Tự tin chủ động làm quen
Bạn cảm thấy ngại ngùng, thiếu tự tin khi mỗi lần giao tiếp. Cảm giác này không chỉ ở mỗi mình bạn mà nhiều người xung quanh cũng vậy. Họ cũng muốn làm quen, bắt chuyện nhưng chưa biết bày tỏ như thế nào.
Việc mở lời chào thân thiện và gây ấn tượng với họ sẽ giúp khoảng cách hai giữa gần nhau hơn. Bạn cần phải tự tin, hít một hơi thật sâu và mỉm cười để giữ cảm xúc khi giao tiếp.
Xem thêm bài viết liên quan đến kiến thức giao tiếp: Cách bắt chuyện với crush tạo ấn tượng ngay lần đầu gặp mặt
2. Cách mở đầu cuộc trò chuyện với người lạ
Ngay khi bạn sẵn sàng để bắt chuyện làm quen với một ai đó. Hãy nở nụ cười cùng mở đầu bằng lời chào thân thiện. Đó là khoảnh khắc giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người đó.
Tiếp theo, nên trang bị cho mình một kịch bản giới thiệu bản thân hoặc những kỹ năng giao tiếp. Cuộc nói chuyện chỉ kéo dài đôi phút nhưng đã giúp bạn tạo ấn tượng khó quên với người đối diện.
3. Tìm người sẵn sàng nói chuyện
Đầu tiên bạn cần phải để ý xem họ có phải là người thân thiện, dễ gần. Bạn có thể quan sát qua nét mặt, cử chỉ hoặc để ý những hành động của họ với những người xung quanh.
Khi tiến lại gần để nói chuyện, bạn cần quan sát xem họ có mỉm cười hoặc trao đổi bằng ánh mắt với bạn không. Khi họ đang nói chuyện với ai đó cần chú ý xem điệu bộ bằng tay của họ có tôn trọng và lắng nghe đối phương không.
Nếu họ là một người thoải mái trong giao tiếp, hãy nhanh chóng đến bắt chuyện làm quen và đừng quên nở một nụ cười thân thiện. Bạn chỉ nên tiếp xúc với những người lạ khi họ mang đến cho bạn cảm giác an toàn. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và nguy hiểm cần phải tránh xa người đó ngay lập tức.
4. Giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười
Khi bạn tạo cho họ cảm giác đáng tin thì họ sẽ dễ dàng bắt chuyện với bạn. Hãy cố gắng nắm bắt tâm lý qua việc giao tiếp bằng ánh mắt. Chỉ cần một giây thôi là bạn có thể hiểu được họ có phải người dễ giao tiếp không.
Bạn cảm thấy không tự tin hãy cố gắng nở một nụ cười thật tươi và chờ đợi phản ứng của người đối diện. Nếu như họ mỉm cười lại với bạn thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng bắt chuyện với bạn.
Hãy luôn giữ nụ cười trên môi. Điều đó giúp cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và vui vẻ hơn rất nhiều.
5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể cũng là một yếu tố then chốt giúp bạn bắt chuyện với người khác. Bạn nên tạo cho mình một dáng vẻ dễ gần và thân thiện. Tuyệt đối không có những hành động như khoanh tay, sẽ khiến họ cảm thấy bạn là người khó gần, khó bắt chuyện.
Cần điều chỉnh người xoay và hơi nghiêng người về phía trước. Như vậy sẽ tạo cảm giác dễ gần và muốn nói chuyện với đối phương hơn.
6. Giữ khoảng cách
Mỗi người đều có một khoảng cách cá nhân riêng. Vì thế bạn cần phải chú ý và ghi nhớ khoảng cách đó của họ. Cần phải chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ. Nếu họ có quay đi hoặc nhìn đi chỗ khác không. Và đặc biệt họ cảm thấy không thoải mái thì bạn cần giữ khoảng cách. Hãy tinh tế để họ cảm thấy thoải nhất khi trò chuyện với bạn.
7. Chủ động chào hỏi
Việc chủ động chào hỏi không chỉ giúp bạn trở nên thân thiện mà bạn có thể dễ dàng bắt chuyện hơn với người khác. Có thể lúc đầu bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng, không tự tin. Nhưng hãy chủ động nói lời chào để tạo không khí thân thiện, cởi mở. Khiến họ thấy bạn đã sẵn sàng cho cuộc hội thoại này.
8. Giới thiệu bản thân
Việc giới thiệu bản thân rất cần thiết khi bạn muốn bắt chuyện với người lạ bằng những lời ngắn gọn, thân thiện. Bạn nên cung cấp cho họ những thông tin cá nhân cần thiết. Như vậy cuộc nói chuyện sẽ gần gũi và thoải mái hơn.
Khi cuộc trò chuyện trở lên gần gũi hơn, hai người cảm thấy thoải mái, thân thiết hơn thì bạn có thể nói về những chủ đề xoay quanh cuộc sống thường ngày.
9. Tìm hiểu đối phương
Trong giao tiếp, việc bạn gọi tên người đối diện khi giao tiếp sẽ tạo được sự kết nối, thân mật hơn. Bất kỳ ai cũng thích nghe được đối phương gọi tên mình, đặc biệt là trong giao tiếp.
10. Tìm kiếm những chủ đề xung quanh, gần gũi với cuộc sống
Nếu bạn thấy bí chủ đề để nói chuyện thì hãy lựa chọn những sự việc gần đó hoặc những việc vừa xảy ra với bạn.
Bạn có thể bắt đầu với chủ đề về một bộ phim. Hoặc những câu chuyện trên bản tin tức, giao thông. Chủ đề ăn uống. Hoặc về đối tượng khác cũng là chủ đề “thú vị” để bạn và người đó nói chuyện.
11. Tìm kiếm chủ đề chung
Bạn có thể mở đầu bằng những câu chuyện phiếm hàng ngày hoặc những chủ đề về thời sự. Hoặc bạn có thể lựa chọn một bộ phim hay một diễn viên yêu thích để làm câu chuyện chung giữa hai người.
Khi cảm thấy cả hai trò chuyện một cách thoải mái, dễ gần hơn thì có thể tiếp tục hỏi thăm và đưa ra những đề tài liên quan về gia đình, công việc hoặc bất kỳ chủ đề nào khác.
12. Chủ động mở lời khen ngợi
Khen ngợi giúp cảm xúc được vui vẻ và thoải mái. Việc bày tỏ lời khen là một trong những cách bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân tự nhiên. Nó sẽ giúp đánh bay đi bầu không khí căng thẳng ban đầu.
Bạn nên dùng những lời khen chân thành để người nghe cảm nhận được sự thật lòng và sẽ thoải mái khi hai người giao tiếp với nhau hơn. Hạn chế bình xét về vẻ bề ngoài của họ. Điều này tất nhiên sẽ khiến bạn mất điểm và làm cho đối phương không thoải mái.
13. Gợi mở bằng những câu hỏi
Một trong những cách bắt chuyện đơn giản với người lạ đó chính là đặt ra những câu hỏi mở. Bạn có thể tìm hiểu thêm về người kia và ngược lại. Đặc biệt người đó cũng sẽ cảm thấy thích thú khi nói chuyện về mình.
Bạn có thể đề cập đến những trải nghiệm trong cuộc hay sở thích của họ. Hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi mở để đối phương cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng sẽ khiến cho câu chuyện được tiếp diễn vui vẻ và hấp dẫn hơn.
14. Chia sẻ câu chuyện của bạn
Nếu đối phương chưa cảm thấy muốn chia sẻ nhiều thì bạn cần tạo cho họ cảm giác gần gũi. Hãy sử dụng những câu chuyện về chủ đề các kỹ năng trong cuộc sống và những điều bạn quan tâm.
Hoặc những chủ đề về công việc, kinh nghiệm trong cuộc sống. Hoặc công việc cũng sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho họ.
15. Bắt chuyện bằng những mối quan tâm chung
Trong cuộc nói chuyện giữa hai người, bạn có thể tìm ra những điểm chung để làm chủ đề nói.
15.1. Điểm chung trong bối cảnh
Có thể lấy ví dụ cả hai người đều cùng đi mua sắm ở trung tâm thương mại thì đó chính là bối cảnh chung. Bạn có thể hỏi người đối diện như: Bạn thấy chiếc áo này như thế nào? Bạn có hay đi mua sắm không? Bạn chọn giúp tôi hai đôi giày được không?…. Với những câu hỏi như vậy, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thỏa mái và hấp dẫn hơn.
15.2. Đồng điệu về dáng vẻ cơ thể
Dáng điệu, cử chỉ cơ thể phản ánh cảm xúc của chúng ta. Do đó, chỉ cần quan sát vẻ bề ngoài bạn cũng có thể tìm được sự tương đồng với họ. Nhưng không nên cố nén ép bắt chước vì sẽ tạo cho người đối diện cảm thấy khó chịu.
15.3. Điểm chung về sở thích
Việc có chung sở thích sẽ khiến hai bạn dễ dàng nói chuyện thoải mái với nhau hơn. Hãy cố gắng tìm hiểu sở thích của người đối diện qua các câu hỏi đơn giản như “ Bạn thích chơi thể thao không?”, “Bạn thích xem bộ phim nào?”.
15.4. Điểm chung về các quan điểm trong cuộc sống
Đây là mức tương đồng cao nhất cần phải nói chuyện nhiều lần, quan sát lâu, bạn mới có thể nhận ra. Hai có đều có chung mục tiêu để phấn đấu, đều có chung những dự định trong tương lai. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cuộc nói chuyện của bạn trở nên sôi nổi hơn.
Mỗi người đều có một suy nghĩ, tính cách riêng về những giá trị niềm tin, quan điểm, sở thích, bối cảnh khác nhau. Tùy vào từng trường hợp, bạn cần phải tôn trọng cuộc sống riêng của người đối diện và luôn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
16. Chủ động lắng nghe
Bạn cần biết lắng nghe và chú tâm đến những gì mà người đối diện nói và ngược lại. Bạn có thể sử dụng ánh mắt để giao tiếp kết hợp với hành đồng gật đầu để bày tỏ quan điểm đồng tình và chăm chú với đối phương.
Bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang nói chuyện như vậy đối phương sẽ cảm thấy không được tôn trọng. Bạn cần chú ý đến biểu cảm gương mặt và chú trọng đến những cử chỉ để điều chỉnh phù hợp.
17. Lựa chọn thời điểm kết thúc cuộc trò chuyện

Bạn cần chú ý khi đối phương muốn kết thúc cuộc trò chuyện. Hãy nhớ đây là một cuộc giao tiếp xã giao và bạn chỉ nên kéo dài nó trong vài phút. bạn cần chú ý đến những điểm sau để kết thúc cuộc trò chuyện cho phù hợp. Để ý xem đối phương có hành động khác lạ như ngọ nguậy, nhìn đồng hồ,…
- Khuôn mặt căng thẳng, tỏ thái độ gấp gáp, nhanh chóng trong lời nói,..
- Bày tỏ thái độ vui vẻ với cuộc trò chuyện
- Đột ngột tỏ vẻ lúng túng và ít nói
18. Dò hỏi ý kiến đối phương
Nếu bạn là một người chưa biết nhiều kiến thức trong cuộc sống hoặc lĩnh vực nào đó. Bạn nên đưa ra những câu hỏi để tiếp cận các chủ đề như âm nhạc, thể thao,…
19. Tham khảo lời khuyên từ người đối diện
Khi trò chuyện, bạn cũng có thể xin đối phương những lời khuyên hoặc nhận xét về một chủ đề nào đó. Hãy giữ thái độ lắng nghe, tôn trọng và chăm chú khi người đối diện chia sẻ những lời khuyên hữu ích với bạn. Đây cũng là một trong những bài học quý báu giúp bạn có thêm kỹ năng và kiến thức trong cuộc sống.
II. “Mách” bạn một số mẹo bắt chuyện với người lạ
Để cuộc trò chuyện trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
1. Chủ động đưa ra những câu hỏi Nếu – Thì
Việc sử dụng những câu hỏi này sẽ giúp bạn có thêm các tình huống trong cuộc sống để kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của người đối phương, qua đó thấy được quan điểm suy nghĩ của nhau. “Nếu bạn là người trong cuộc, bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào”
2. Sử dụng câu hỏi “Còn bạn thì sao”
Với câu hỏi này sẽ cho thấy bạn đang quan tâm, chú ý về người đối diện trong cuộc hội thoại. Và đây là cơ hội để họ có thể chia sẻ từ đó bạn sẽ có thêm nhiều chủ đề để tiếp tục cuộc trò chuyện.
3. Không nên hỏi “Có … Không”
Đây là một dạng câu hỏi đóng, khiến người nghe chỉ trả lời “có” hoặc “không” nhàm chán và không có thêm chủ đề nói chuyện tiếp theo. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng dạng câu hỏi này.
4. Xin thông tin liên hệ
Nên kết thúc cuộc nói chuyện với họ bằng cách xin thông tin cá nhân như số điện thoại, email, nick facebook,… để tiện liên lạc. Hai người có thể tiếp tục có những cuộc nói chuyện thú vị hơn với nhau.
Hy vọng qua bài viết dưới đây, MSDN VIET NAM đã chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích giúp bạn tự tin hơn thông qua cách bắt chuyện với người lạ. Bạn nên thực hiện và áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày để giúp bản thân mở rộng thêm mối quan hệ và cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bạn ngày càng trở lên thành thạo hơn. Nếu còn thắc mắc thêm các kiến thức về mẹo vặt hoặc kiến thức thể thao thì bạn hãy liên hệ TheThao24h.live để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Tôi là Huỳnh Công Thịnh từng là sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh, được Microsoft phong tặng danh hiệu MVP năm 2009 vì những đóng góp cho cộng đồng người dùng hệ điều hành Windows.