Giày cao gót bị cứng không chỉ khiến bạn mất đi tự tin mà còn có thể làm chân bạn bị khó chịu hay dẫn đến trầy xước. Để khắc phục các vấn đề trên thì Merly Shoes xin gửi đến bạn đọc 10 cách làm mềm da giày cao gót hiệu quả tại nhà qua bài viết dưới đây.
1. Dùng xi đánh giày
Nếu bạn là một người đam mê đồ da, chắc chắn bạn sẽ biết rằng một trong những cách phổ biến và chuyên nghiệp nhất để làm mềm da cứng là sử dụng “xi đánh giày”. Thông thường, bạn sẽ được khuyên mua thêm xi đánh giày khi mua giày da.
Bạn có biết tại sao xi đánh giày lại được ưu chuộng như vậy không? Xi đánh giày không chỉ giúp giày da luôn sáng bóng mà còn làm mềm chúng. Tất cả những gì bạn cần làm là dùng một miếng vải sạch và thoa một ít xi đánh giày lên, sau đó dùng miếng vải này lau nhẹ phần da cho đến khi mềm và mịn.
2. Dùng Vaseline
Không chỉ có công dụng dưỡng ẩm và làm đẹp quan trọng, Vaseline còn giúp làm mềm giày một cách dễ dàng và hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa ít Vaseline lên phần da bị cứng rồi đợi một lát cho da mềm, sau đó chỉ cần đánh bóng bằng xi giày như cách 1.
Trên thực tế, bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào, không riêng gì Vaseline đều có thể giúp khôi phục lại độ mềm cho đôi giày của bạn. Để giày mềm mà không cần đánh xi bạn chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm vào bên trong giày liên tục trong 4 – 5 ngày.
3. Dùng máy sấy tóc
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao một số người nói rằng bạn không nên sử dụng máy sấy tóc trên giày da trong khi những người khác lại nói rằng bạn nên làm như vậy. Nó thực sự vẫn có thể sử dụng được và hoạt động rất tốt đối với những đôi giày da cứng. Trong trường hợp bạn mở máy sấy quá to hoặc để máy sấy quá gần da thì sẽ làm bay màu và hỏng giày.
Chỉ cần xỏ chân vào trong giày và cho máy sấy thổi vào những phần da cứng của giày. Hơi nóng của máy sấy sẽ làm mềm và kéo giãn giày để vừa với chân bạn.
4. Dùng dầu dừa hoặc dầu oliu
Dầu dừa không chỉ có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ mà còn giúp làm mềm da giày, chỉ cần thoa trực tiếp một ít dầu dừa lên da giày sẽ làm mềm da giày ngay lập tức mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
Nếu không có sẵn dầu dừa hoặc không có thời gian đi mua, bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu có sẵn trong bếp. Phương pháp này có tác dụng và cách thực hiện cũng giống như dầu dừa.
5. Dùng cồn hoặc rượu trắng
Một cách tốt nhất để làm giảm bớt sự khó chịu khi đi giày cứng là sử dụng rượu hoặc cồn. Công việc rất đơn giản, chỉ cần chà bên trong giày với cồn hoặc rượu trắng và đợi cồn bay hơi, sau đó da giày sẽ mềm và sẵn sàng để sử dụng. Nếu bạn cảm thấy giày vẫn còn cứng, thì hãy lặp lại việc bôi rượu hoặc cồn trong liên tục 4 – 5 ngày để tăng hiệu quả.
Tuy nhiên cồn và rượu sẽ không có tác dụng đối với giày vải hoặc da tổng hợp. Nên đối với loại giày này bạn nên dùng bia sẽ giúp đôi giày của bạn mềm hơn rất nhiều.
6. Dùng giấm ăn hoặc chanh
Giấm và chanh cũng là cách xử lý giày da cứng dễ dàng và hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa giấm lên những vùng da bị cứng như gót chân, ngón chân và để giấm tự động ngấm làm mềm da giày.
Nếu đôi giày của bạn bị cứng toàn bộ, bạn có thể trộn một vài giọt giấm vào xi đánh giày và đánh lên giày cho chúng mềm ra.
Để làm mềm giày da mới bằng chanh, bạn hãy thái chanh thành những lát mỏng và đặt vào mặt trong của giày. Để yên một lúc, sau đó thử lại giày và cảm nhận lại. Đôi giày sẽ mềm ra một cách nhanh chóng.
Lưu ý: Không chà nước chanh lên bên ngoài lớp da giày, vì chanh có chứa thành phần axit, sẽ phản ứng với da (chất hữu cơ) và làm hỏng lớp ngoài của da.
7. Làm giãn/rộng giày da
Với những đôi giày da cứng thì cách làm giãn giày cũng là một phương pháp hữu hiệu. Điều này giúp chân bạn không bị phồng rộp khi mang. Có hai cách để làm giãn giày ra, như sau:
– Cách 1: Lấy giấy báo cứng, ngâm nước cho ẩm và nhét vào bên trong đôi giày cho đến khi đầy rồi lấy giày ra phơi nơi khô thoáng. Chờ cho giấy báo khô, sau đó lấy giấy ra. Lúc này đảm bảo giày đã giãn ra một cách đáng kể.
– Cách 2: Cách này thực tế hơn một chút, tức là bạn đặt giày trực tiếp vào chân. Nhưng thay vì mang chúng để đi lại khiến chân bạn bị đau thì bạn có thể chọn mang chúng khi đang ngồi làm việc để chân bạn cảm thấy quen và dễ chịu hơn.
8. Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da giày
Sử dụng kem dưỡng ẩm đúng cách có thể làm mềm giày da đáng kể. Hãy bôi một lớp kem vào bên trong giày, đặc biệt là vị trí vùng gót giày.
Sau 4 – 5 ngày sử dụng liên tục, đôi giày của bạn sẽ trở nên mềm mại và dễ mang hơn rất nhiều.
9. Làm mềm da giày bằng phấn rôm
Phấn rôm được biết đến với khả năng hút ẩm và khử mùi hôi trên giày. Ngoài ra, bột phấn rôm còn có thể dùng để làm mềm da giày tương đối hiệu quả. Đồng thời, phấn rôm giúp bạn làm giảm ma sát giữa giày và chân. Điều này sẽ giữ cho đôi chân của bạn thoải mái và loại bỏ cảm giác khó chịu kèm đau rát.
Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rắc phấn rôm trẻ em lên chân và mặt trong của đôi giày trước khi mang.
10. Làm mềm giày da mới bằng nước hoa
Thoạt nghe, điều này có vẻ khó tin, nhưng nước hoa thực sự là một công cụ hữu ích và đơn giản giúp làm mềm đôi giày mới của bạn. Cách thực hiện:
– Bạn chỉ cần lau sạch bề mặt giày, xịt nước hoa lên bề mặt da rồi để khô trong khoảng 30 – 60 phút.
– Khi bề mặt giày khô, dùng khăn mềm lau lại toàn bộ giày một lần nữa. Nước hoa và tinh chất có trong nó thẩm thấu vào da giày, làm mềm da giày mới của bạn và giúp ngăn ngừa đau chân do đi giày mới một cách hiệu quả!
Trên đây là 10 cách làm mềm da giày cao gót hiệu quả tại nhà mà Merly Shoes muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thể tự biết cách xử lý những đôi giày da bị cứng ngay tại nhà. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giày thì hãy liên hệ ngay qua hotline 0908 1908 56 hoặc truy cập vào Website https://merlyshoes.com/

Tôi là Huỳnh Công Thịnh từng là sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh, được Microsoft phong tặng danh hiệu MVP năm 2009 vì những đóng góp cho cộng đồng người dùng hệ điều hành Windows.