Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có nghĩa là gì? Cần phải bao gồm những nội dung gì trong báo cáo? Các đơn vị, doanh nghiệp phải lấy nguồn số liệu từ đâu để lập báo cáo? Đây đều là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi phải thực hiện lập bảng báo cáo. Nếu bạn cũng có những thắc mắc trên thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của VINA ACCOUNTING nhé! Chúng tôi sẽ bật mí câu trả lời về những vấn đề một cách chi tiết nhất, tham khảo ngay.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu là một tệp tài liệu dùng để báo cáo, tạo lập định kỳ nhằm mục đích là tổng hợp các số liệu kế toán xung quanh những chỉ tiêu về Chi phí, Doanh thu và cả Lợi nhuận của một đơn vị hay doanh nghiệp nào đó.

Ngoài ra bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có thêm một cái tên thường gọi khác chính là Báo cáo lãi lỗ. Với bảng báo cáo này, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả phản ánh chính xác nhất rằng việc hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của mình đang trên đà phát triển hay bị thụt lùi.
Xem thêm: Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Gồm Những Gì? Các Quy Định Cần Phải Biết
Và nhớ rằng cho dù là ai hay ở bất kỳ vị trí nào, chỉ cần là người đảm nhiệm việc đọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp đều phải đảm bảo được 3 mục tiêu quan trọng dưới đây:
- Nắm được kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính; Kết quả từ hoạt động TC; Kết quả từ hoạt động khác.
- Người xem cần phải hiểu được nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo KQHĐKD.
- Người xem phải so sánh, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo và đưa ra các nhận định, quyết định cũng như dự báo xu hướng tương lai.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm những gì?
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất sẽ bao gồm 3 phần chính. Cụ thể như sau:
– Doanh thu chính là những khoản tiền mà các đơn vị, doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.

– Chi phí được hiểu là khoản tiền các đơn vị, doanh nghiệp phải bỏ ra nhằm mục đích phục vụ trong việc thu mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cho các khâu quản lý, tiêu thụ và khoản tiền thuế TNDN phải đóng cho nhà nước.
– Lợi nhuận được định nghĩa là khoản tiền các đơn vị, doanh nghiệp thu được sau khi tính tổng doanh thu trừ đi các chi phí phát sinh.
Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp, đơn vị phải đầy đủ những yêu cầu về nội dung sau:
- Chỉ tiêu về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 01: Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu các khoản giảm trừ Doanh thu – Mã số 02: Phản ánh các khoản ghi giảm trừ vào tổng Doanh thu như chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại trong kỳ.
- Chỉ tiêu Doanh thu thuần – Mã số 10: Phản ánh Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và các Doanh thu khác sau khi đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu giá vốn hàng bán – Mã số 11: Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa bao gồm giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 20: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu Doanh thu hoạt động Tài chính – Mã số 21: Phản ánh Doanh thu hoạt động Tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu chi phí Tài chính – Mã số 22: Phản ánh tổng chi phí Tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,… phát sinh trong kỳ báo cáo. Trong đó chi phí lãi vay được xác định là một chỉ tiêu riêng – Mã số 23.
- Chỉ tiêu chi phí Bảo hiểm – Mã số 25: Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu chi phí quản lý Doanh nghiệp – Mã số 26: Phản ánh tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Mã số 30: Phản ánh KQHĐKD của DN trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu thu nhập khác – Mã số 31: Phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu chi phí khác – Mã số 32: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu lợi nhuận khác – Mã số 40: Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu Tổng LN kế toán trước thuế – Mã số 50: Phản ánh tổng số LN kế toán thực hiện trước khi trừ chi phí thuế thu nhập DN trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hiện hành – Mã số 51: Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu Chi phí thuế TNDN hoãn lại – Mã số 52: Phản ánh chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu LN sau thuế thu nhập DN – Mã số 60: Phản ánh tổng số LN thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu – Mã số 70: Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu.
- Chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu – Mã số 71: Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có sự tính toán đến việc tác động của các công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.
Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mới nhất
Căn cứ vào những quy định hiện hành, các đơn vị, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hợp lệ sau đây:
- Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy định theo thông tư số 133:

- Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy định theo thông tư số 200:

Nguồn số liệu để lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Do những chỉ tiêu được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh đều là chỉ tiêu thời kỳ, đồng thời còn thể hiện kết quả đã đạt được của một doanh nghiệp, đơn vị trong một thời gian cụ thể nhất định, vì thế mà nguồn số liệu được lập trong báo cáo này cũng phải mang những đặc tính tương tự.
Trong những tài khoản kế toán, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ sử dụng số phát sinh trong tài khoản để có thể lập ra các chỉ tiêu tương ứng trong bản báo cáo. Cụ thể là trong hệ thống tài khoản kế toán đơn vị, số phát sinh là những tài khoản loại 5 cho đến loại 8 và được dùng để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Trên đây là bài viết chi tiết về bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay VINA ACCOUNTING để được giải đáp nhanh nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty TNHH Đại Lý Thuế ACCOUNTING
- MST: 1801689802
- Hệ thống chi nhánh tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc:
- Website: https://vinaaccounting.vn/
- ĐT: 0901 22 73 88
- Email: [email protected]

Tôi là Huỳnh Công Thịnh từng là sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh, được Microsoft phong tặng danh hiệu MVP năm 2009 vì những đóng góp cho cộng đồng người dùng hệ điều hành Windows.