Việc thành lập chi nhánh nhằm mục đích mở rộng quy mô thị trường kinh doanh gần như đã quá quen thuộc trong thời buổi hiện nay. Đây là phương án tối ưu nhất cho các chủ doanh nghiệp khi có mong muốn đầu tư tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh không đơn giản. Hãy cùng MSDN VIET NAM tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới.
I. Căn cứ pháp lý
Các doanh nghiệp sau khi đã thành lập chi nhánh, để muốn biết tiếp theo nên thực hiện những công việc nào thì trước hết hãy tham khảo một số quy định của pháp luật được in trong văn bản pháp luật bên dưới:
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về Lệ phí môn bài
- Nghị định số 22/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
II. Sau khi thành lập chi nhánh cần làm những công việc gì?
1. Kê khai và nộp phí môn bài
Sau khi mỗi một chi nhánh mới được thành lập thì chi nhánh đó cần phải có trách nhiệm kê khai và nộp phí môn bài cho cơ quản quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp có sở hữu chi nhánh và trụ sở chính trong cùng một tỉnh/thành phố thì doanh nghiệp đó sẽ phải thực hiện kê khai và nộp phí môn bài cho chi nhánh. Ngoài ra, nếu chi nhánh không cùng nằm trong một địa phương với trụ sở chính thì chi nhánh sẽ phải tự kê khai và nộp thuế môn bài cho cơ quan quản lý thuế.
Khi nộp hồ sơ kê khai và nộp phí môn bài cho chi nhánh, cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Hồ sơ kê khai:
- Giấy kê khai lệ phí môn bài cần đóng
- Nếu người đi thực hiện không phải là người đại diện theo cơ sở pháp luật của doanh nghiệp thì bắt buột phải có giấy ủy quyền
Mức lệ phí môn bài cần đóng cho chi nhánh
- Lệ phí phải đóng là 1.000.000 VNĐ/năm
- Lệ phí môn bài phải được đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng mà doanh nghiệp đăng ký bắt đầu đi vào hoạt động
- Nếu chi nhánh được thành lập trong thời gian trong 6 tháng đầu năm thì phải đóng lệ phí cho cả năm, ngược lại, nếu thành lập trong 6 tháng cuối của năm thì chỉ cần nộp 50% mức lệ phí cho năm đầu tiên.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
2. Thông báo nếu có sử dụng hoặc in hóa đơn mà cơ quan thuế cung cấp
Các chi nhánh mặc dù thành lập theo hình thức độc lập hay phụ thuộc thì đều có quyền tự in hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp một cách hợp pháp. Hơn nữa, mẫu hóa đơn sử dụng cho các chi nhánh không bắt buộc phải hoàn toàn giống với mẫu của trụ sở chính, tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng của chi nhánh đó như thế nào mà có thể làm mẫu hóa đơn khác.
Thời gian nộp thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn cho cơ quan thuế có thẩm quyền của các chi nhánh chậm nhất là vào 2 ngày cuối trước khi sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, nếu chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp thì phải lưu ý đến một số điều sau:
- Tên doanh nghiệp sẽ được ghi vào bên trái hóa đơn đã được in sẵn
- Các mục “tên, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng, mã số thuế” chi nhánh phải tự thực hiện điền thông tin của mình
- Nếu chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp nhưng lại kê khai riêng thuế GTVT thì cần phải gửi thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn cho cơ quan có thẩm quyền và ngược lại
3. Mở tài khoản ngân hàng riêng
Sau khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động thì chi nhánh phải thực hiện lên hệ với ngân hàng để mở tài khoản giao dịch riêng. Trong thời hạn 10 ngày tính từ thời gian được mở tài khoản ngân hàng thì chi nhánh cần phải thông báo số tài khoản ngân hàng của mình cho sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi phát hành giầy chứng nhận kinh doanh cho chi nhánh.
4. Hình thức nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan có thẩm quyền
Điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC đã quy định về việc kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp, gồm 2 trường hợp sau:
- Chi nhánh hạch toán độc lập: trong trường hợp này, chi nhánh có thể tự độc lập kê khai thuế
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Nếu được thành lập cùng địa phương với trụ sở chính thì thực hiện kê khai thuế GTVT chung cho cả đơn vị. Nếu chi nhánh được thành lập khác địa phương thì phải thực hiện nộp hồ sơ kê khai thuế GTVT cho đơn vị cơ quan thuế của chi nhánh đó.
Như vậy, bài viết trên Vina Accounting đã giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất về những công việc cần phải làm sau khi thành lập chi nhánh. Nếu vẫn còn vướng mắc gì ngoài những nội dung trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.
Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn thành lập chi nhánh thì có thể liên hệ ngay với Vina Accounting bằng cách truy cập website của Vinaaccounting hoặc gọi trực tiếp vào hotline 0901 22 73 88. Bạn cũng có thể đến tại địa chỉ số 881/16L, Quốc lộ 1A, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Tp HCM để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Tôi là Huỳnh Công Thịnh từng là sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh, được Microsoft phong tặng danh hiệu MVP năm 2009 vì những đóng góp cho cộng đồng người dùng hệ điều hành Windows.